BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

____________________________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

(kèm theo Quyết định số……/QĐ-ĐHNT ngày……tháng…..năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương)

 

                                                                                              

Tên chương trình:       TIẾNG TRUNG THƯƠNG MẠI

Trình độ đào tạo:        Đại học

Ngành đào tạo:            Ngôn ngữ  Trung (Chinese)                         Mã số:           

Chuyên ngành:            Tiếng Trung Thương mại (Business Chinese)

Loại hình đào tạo:      Chính quy, vừa làm vừa học

Tên gọi văn bằng:

Kiểm định chất lượng:

Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu:

Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung:

 

1.Mục tiêu đào tạo

1.1.Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân tiếng Trung thương mại có năng lực ngoại ngữ tối thiểu đạt bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc HSK của Trung Quốc, đạt chứng chỉ BCT do Hanban cấp, có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kinh tế thương mại; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kỹ năng thực hành tiếng tốt; sở hữu các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm; có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế nói chung và cộng đồng nói tiếng Trung Quốc nói riêng.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Tiếng Trung Thương mại có năng lực biên dịch, phiên dịch, nghiên cứu và sử dụng thành thạo tiếng Trung trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế; có kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh, quản lý và nghiệp vụ xuất nhập khẩu, có sự hiểu biết chung về văn hoá, xã hội, chính trị và phong tục của các nước bản ngữ để thích ứng với yêu cầu công việc và môi trường hội nhập quốc tế, có thể làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước có sử dụng tiếng Trung Quốc.

 1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1 Về kiến thức

Đạt được chuẩn đầu ra cho các khối kiến thức như sau:

(1) Khối kiến thức đại cương chung cho chương trình cử nhân đại học nhằm cung cấp kiến thức nền tảng chung ở bậc cử nhân, trang bị kiến thức phương pháp luận, nhân sinh quan, thế giới quan để học tập, nghiên cứu và làm việc trọn đời.

(2) Khối kiến thức chung cho sinh viên Đại học Ngoại thương nhằm phát triển kỹ năng và cung cấp kiến thức trong quản lý kinh tế, giao dịch thương mại quốc tế làm nền tảng cho sinh viên trong quá trình tiếp nhận kiến thức chuyên môn. 

(3) Khối kiến thức ngôn ngữ tiếng Trung Quốc (cơ bản) được phân bổ theo các mức độ sơ - trung cấp, với nhiệm vụ giúp sinh viên thực hành cơ bản về ngữ âm, chữ Hán, từ vựng và ngữ pháp, sau đó mở rộng thực hành giao tiếp, tạo cơ sở tiền đề cho các học phần tiếp theo.

(4) Khối kiến thức tiếng (tổng hợp và kỹ năng ngôn ngữ chuyên biệt), vừa chú trọng thực hành ngôn ngữ tiếng Trung tổng hợp, vừa chú trọng rèn luyện và phát triển các kỹ năng thực hành tiếng độc lập và cung cấp thêm cho sinh viên kiến thức văn hóa xã hội, giúp sinh viên vừa học tiếng Hán vừa hiểu được về văn hóa Trung Quốc trong giao tiếp. Khối kiến thức tiếng (tổng hợp và kỹ năng) giúp sinh viên trong kỳ thi lấy chứng chỉ HSK cấp 4.

(5) Khối kiến thức ngôn ngữ (cơ sở ngành ngôn ngữ), giúp sinh viên hệ thống những kiến thức đã học trong các học phần thực hành tiếng, cung cấp cho sinh viên các kiến thức lý luận về ngữ âm - văn tự, từ vựng và ngữ pháp, nâng cao khả năng thực hành ngôn ngữ cũng như khả năng nghiên cứu các vấn đề liên quan. Khối kiến thức ngôn ngữ sẽ bổ trợ cho sinh viên trong kỳ thi lấy chứng chỉ HSK cấp 5.

(6). Khối kiến thức văn hóa - văn học, cung cấp cho sinh viên các kiến thức về đất nước, con người, phong tục tập quán, văn hóa và nghi thức kinh doanh với người bản xứ để sinh viên có kiến thức nền phục vụ giao tiếp nói chung và giao tiếp thương mại nói riêng với người Trung Quốc. Khối kiến thức văn hóa - văn học sẽ giúp sinh viên nâng cao khả năng thực hành ngôn ngữ cũng như khả năng nghiên cứu các vấn đề liên quan, phát triển kỹ năng nghề nghiệp và bổ trợ sinh viên trong kỳ thi lấy chứng chỉ HSK cấp 5.

(7) Khối kiến thức chuyên ngành ngôn ngữ thương mại, đây là khối kiến thức trực tiếp cung cấp kiến thức chuyên môn cho sinh viên, bao gồm các kiến thức ngôn ngữ kinh tế thương mại và các kỹ năng nâng cao (Nghe, Nói, Đọc, Viết, Dịch), giúp sinh viên có thể giải quyết các vấn đề chuyên môn và sử dụng uyển chuyển ngôn ngữ chuyên ngành trong môi trường quốc tế. Ngoài việc nâng cao khả năng thực hành tiếng Trung Quốc cũng như kĩ năng thực hành nghề nghiệp, khối kiến thức chuyên ngành tiếng Trung thương mại có chú trọng bổ sung thêm cho sinh viên một số kiến thức liên ngành khác để hỗ trợ sinh viên thực hiện học phần Khóa luận tốt nghiệp và có thể hoàn thành bài kiểm tra cuối cùng do trường Đại học Ngoại thương cấp chứng chỉ trước khi tốt nghiệp. Đề thi do Khoa tiếng Trung Quốc xây dựng theo định dạng đề thi BCT.

(8) Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(9) Có chứng chỉ Giáo dục thể chất theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(10) Có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng – An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 1.2.2 Về kỹ năng

Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ đạt:

- Kỹ năng nghề nghiệp

(1) Có kỹ năng diễn đạt trôi chảy, phản xạ nhanh, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích kinh tế xã hội và chuyên môn khác.

(2) Có kỹ năng thuyết trình mạch lạc, tự tin khi nói trước đông người với giọng chuẩn, âm vực rõ ràng, ngữ điệu lên xuống, ngắt nghỉ phù hợp.

(3) Có kỹ năng ghi nhớ tốt, có khả năng lưu giữ thông tin của đoạn văn phát biểu, và có thể dịch xuôi hoặc dịch ngược đoạn văn đó theo yêu cầu.

(4) Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết các chủ đề về kinh tế xã hội từ đơn giản đến phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết.

(5) Có khả năng lập luận tư duy phản biện, giải quyết vấn đề trong công tác biên - phiên dịch, đàm phán thương mại, giảng dạy tiếng Trung, viết báo cáo hoặc những công việc cần yêu cầu cao về tiếng Trung.

(6) Có khả năng tư duy logic, hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực biên phiên dịch nói riêng và các vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội nói chung.

(7) Có năng lực xã hội hóa, có khả năng thích nghi xã hội và môi trường công tác: thể hiện ở sự hiểu biết xã hội, thích ứng nhanh với sự thay đổi của kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế; thể hiện ở việc có phương pháp thu thập và xử lý thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của đối tượng, về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương và quốc tế, đồng thời sử dụng các thông tin thu được phục vụ giải quyết công việc.

- Kỹ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức:

(7) Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, có kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin, nâng cao năng lực bản thân.

 (8) Có khả năng phát hiện và hệ thống hóa những hiện tượng tương đồng, khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc với ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả công tác dịch thuật và thương mại.

(9) Có khả năng nghiên cứu, đề xuất những biện pháp hiệu quả trong công tác biên phiên dịch và đàm phám thương mại.

- Kỹ năng mềm

(10) Có kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ, có khả năng tiến hành các cuộc giao tiếp trực tiếp hoặc qua văn bản, qua các phương tiện truyền thông với đồng nghiệp, khách hàng, với cá nhân hoặc các tổ chức.

(11) Có kỹ năng giao tiếp sử dụng tiếng Trung Quốc, đặc biệt là sử dụng tiếng Trung trong lĩnh vực chuyên môn dịch thuật, tài chính ngân hàng, thương mại xuất nhập khẩu để làm việc trong môi trường quốc tế.

(12) Có kỹ năng làm việc nhóm, có khả năng thành lập, tham gia, gắn kết và phát triển nhóm, phối hợp nhịp nhàng với các thành viên khác trong nhóm nhằm đặt hiệu quả cao cho công việc.

(13) Có kỹ năng tổ chức công việc, có khả năng sắp xếp, quản lý thời gian và công việc một cách hợp lý, khoa học.

(14) Có kỹ năng giải quyết vấn đề, chủ động đối mặt và ứng phó với các tình huống phát sinh, đưa ra giải pháp để giải quyết các phát sinh đó, ví dụ: kỹ năng ứng phó và giải quyết một số tình huống bất ngờ trong phiên dịch, đàm phán thương mại.

(15) Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo, có khả năng điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác, khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật.

 1.2.3  Về thái độ

- Phẩm chất chính trị cá nhân

(1) Có các chuẩn mực đạo đức để trở thành công dân lương thiện, có lối sống lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật, có ý thức vì tập thể, vì lợi ích chung; tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể và xã hội; tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;

(2) Thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân.

- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

(3 ) Yêu nghề, tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt công việc, có tính trung thực, đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng trong nhiệm vụ biên, phiên dịch, trợ lý, thư ký...

- Phẩm chất đạo đức xã hội

(4) Yêu tổ quốc, có trách nhiệm với xã hội, tuân thủ pháp luật, chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới.

 1.2.4 Về vị trí làm việc sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có thể phụ trách công việc liên quan tới tiếng Trung (phiên dịch, biên dịch, giảng dạy) hoặc công việc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại các cơ quan Nhà nước, các Bộ, Ngành, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp, các văn phòng đại diện, các công ty trong nước hoặc các doanh nghiệp nước ngoài có sử dụng tiếng Trung Quốc tại Việt Nam, và có thể tiếp tục học lên bậc thạc sỹ và tiến sỹ ở trong nước hoặc nước ngoài để trở thành chuyên gia bậc cao trong lĩnh vực liên quan.

Với định hướng của chương trình đào tạo, cùng với năng lực và nguyện vọng, sinh viên tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tiếng Trung thương mại có thể làm việc tại các tổ chức khác nhau với tư cách là:

(1). Phiên dịch, biên dịch tiếng Trung – Việt hoặc Việt – Trung trong các lĩnh vực liên quan tại các cơ quan, các tổ chức và các đơn vị.

(2) Giảng viên giảng dạy tiếng Trung cơ sở, tiếng Trung thương mại tại các trường học, các đơn vị có nhu cầu.

(3) Chuyên viên phòng xuất nhập khẩu tại các Bộ, Ban, Ngành, UBND các cấp, các doanh nghiệp, các văn phòng đại diện, các công ty trong nước hoặc các doanh nghiệp của Trung Quốc, Đài Loan, Singapore tại Việt Nam.

(4) Chuyên viên nghiên cứu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc, Đài Loan, Singapore v.v. tại các cơ quan, trung tâm nghiên cứu hoặc tại các doanh nghiệp.

 1.2.5 Về trình độ tin học

Có kiến thức tin học căn bản, có thể sử dụng máy tính với hệ điều hành Windows tiếng Anh và tiếng Trung để phục vụ việc học tập, nghiên cứu khoa học và công tác chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá (tính bằng đơn vị tín chỉ)

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 139 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức giáo dục đại cương:       37 tín chỉ, chiếm  26,62%

-  Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 102 tín chỉ, chiếm 73,38%

                        - Kiến thức ngành                             57  tín chỉ

                        - Kiến thức chuyên ngành               18 tín chỉ

                        - Kiến thức bổ trợ (bắt buộc)          9 tín chỉ

                        - Kiến thức bổ trợ (tự chọn)            6 tín chỉ

                        - Thực tập giữa khóa                        3 tín chỉ

                        - Học phần tốt nghiệp                      9 tín chỉ

- Chưa bao gồm khối lượng kiến thức Giáo dục Quốc phòng và Giáo dục thể chất theo qui định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Sinh viên được lựa chọn chương trình đào tạo riêng cho mình dưới sự tư vấn, đề xuất của cố vấn học tập theo chương trình chung được trình bày ở trên. 

4. Đối tượng, tiêu chí tuyển sinh (yêu cầu đầu vào của chương trình)

Học sinh tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

            Sinh viên được đào tạo theo loại hình chính quy áp dụng Quy định đào tạo do nhà trường xây dựng, dựa trên Quy chế số 43/2007/QĐ-BGDĐT  ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.

Chương trình đào tạo thực hiện trong 4 năm gồm 8 học kỳ trong đó có 7 học kỳ tích lũy kiến thức tại trường và 1 học kỳ hoàn thành khóa luận hoặc thực tập tại cơ sở thực tế. Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế 43/2007/QĐ - BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo và Quy định đào tạo hệ đại học chính quy theo quy định của trường. 

6. Thang điểm

Sinh viên được đánh giá theo thang điểm 10, quy đổi A, B, C, D, F theo quy định đào tạo do nhà trường  xây dựng, dựa trên Quy chế số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.

7. Nội dung chương trình đào tạo

TT

Tên môn học

Số TC

Phân bổ thời gian

Số tiết trên lớp

Số giờ tự học, tự nghiên cứu

LT

BT, TL, TH

1.1

Khối kiến thức giáo dục đại cương

37

 

 

 

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin 1

2

20

10

20

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin 2

3

30

15

30

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

20

10

20

4

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

3

30

15

30

5

Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học

3

30

15

30

6

Dẫn luận ngôn ngữ học

3

30

15

30

7

Kinh tế vi mô

3

30

15

30

8

Kinh tế vĩ mô

3

30

15

30

9

Tiếng Trung Cơ bản 1

3

30

24

12

10

Tiếng Trung Cơ bản 2

3

30

24

12

11

Phát triển kỹ năng

3

30

15

30

12

Pháp luật đại cương

3

30

15

30

13

Giao dịch thương mại quốc tế

3

30

15

30

1.2

Khối kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp

102

 

 

 

1.2.1

Khối kiến thức ngành

57

 

 

 

 

a. Khối kiến thức ngôn ngữ

6

 

 

 

14

Ngữ âm, văn tự tiếng Trung Quốc

2

30

24

12

15

Từ vựng học tiếng Trung Quốc

2

30

24

12

16

Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc

2

30

24

12

 

b. Khối kiến thức văn hoá -
văn học

6

 

 

 

17

Đất nước học

3

30

24

12

18

Văn hóa giao tiếp kinh doanh

3

30

24

12

 

c.Khối kiến thức tiếng

45

 

 

 

19

Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1

3

30

24

12

20

Tiếng Trung Quốc tổng hợp 2

3

30

24

12

21

Tiếng Trung Quốc tổng hợp 3

3

30

24

12

22

Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4

3

30

24

12

23

Nghe hiểu I

3

30

24

12

24

Nghe hiểu II

3

30

24

12

25

Nghe hiểu III

3

30

24

12

26

Nói I

3

30

24

12

27

Nói II

3

30

24

12

28

Nói III

3

30

24

12

29

Đọc hiểu I

3

30

24

12

30

Đọc hiểu II

3

30

24

12

31

Viết I

3

30

24

12

32

Viết II

3

30

24

12

1.2.2

Khối kiến thức chuyên ngành tiếng Trung thương mại

18

 

 

 

33

Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 1 – Kinh doanh quốc tế 1

3

30

24

12

34

Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 2 – Kinh doanh quốc tế 2

3

30

24

12

35

Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 3 – Tài chính ngân hàng

3

30

24

12

36

Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 4 – Thư tín hợp đồng
thương mại

3

30

24

12

37

Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 5 – Lý thuyết và thực hành dịch 1

3

30

24

12

38

Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 6 – Lý thuyết và thực hành dịch 2

3

30

24

12

39

Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 6 – Lý thuyết và thực hành dịch 2

3

30

24

12

1.2.3

Kiến thức bổ trợ bắt buộc

9

 

 

 

40

 Logicstic và vận tải quốc tế.

3

30

15

30

41

Thanh toán quốc tế

3

30

15

30

42

Pháp luật kinh doanh quốc tế

3

30

15

30

1.2.4

Kiến thức bổ trợ tự chọn (SV 2 trong 5 học phần sau đây)

6

 

 

 

43

Kinh tế lượng

3

30

15

30

44

Tài chính tiền tệ

3

30

15

30

45

Bảo hiểm trong kinh doanh

3

30

15

30

46

Kinh tế quốc tế

3

30

15

30

47

Quan hệ kinh tế quốc tế

3

30

15

30

1.2.5

Thực tập giữa khóa

3

 

 

 

1.2.6

Học phần tốt nghiệp

9

 

 

 

8.Đề cương chi tiết học phần: xem Phụ lục 1

9. Ma trận sự đóng góp của mỗi học phần vào việc đạt được chuẩn đầu ra: xem Phụ lục 2

10. Đội ngũ giảng viên: xem Phụ lục 3

11. Lý lịch khoa học của giảng viên: xem Phụ lục 4

12. Học liệu phục vụ cho thực hiện chương trình đào tạo: xem Phụ lục 5

13. Nghiên cứu khoa học: xem Phụ lục 6

14. CTĐT trong nước và/hoặc nước ngoài đã tham khảo để xây dựng chương trình (nếu có)

15. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến)

 

TT  Tên môn học

 

Mã môn học

Số TC

Môn học

tiên quyết

Học kỳ triển khai

1

2

3

4

5

6

7

8

1.1

Khối kiến thức giáo dục đại cương

 

37

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin 1

TRI102

2

Không

1,2

§

§

 

 

 

 

 

 

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin 2

TRI103

3

Không

1,2

§

§

 

 

 

 

 

 

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

TRI104

2

TRI102, TRI103

2,3

 

§

§

 

 

 

 

 

4

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

TRI106

3

TRI102, TRI103

2,3

 

§

§

 

 

 

 

 

5

Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học

TRI201

3

Không

1,2

§

§

 

 

 

 

 

 

6

Dẫn luận ngôn ngữ học

NGO203

3

Không

1,2

§

§

 

 

 

 

 

 

7

Kinh tế vi mô

KTE201

3

Không

2,3

 

§

§

 

 

 

 

 

8

Kinh tế vĩ mô

KTE203

3

KTE201

2,3

 

§

§

 

 

 

 

 

9

Tiếng Trung Cơ bản 1

TTR103

3

Không

1

 

§

 

 

 

 

 

 

10

Tiếng Trung Cơ bản 2

TTR 104

3

TTR103

1

 

§

 

 

 

 

 

 

11

Phát triển kỹ năng

PPH101

3

 

1,2

§

§

 

 

 

 

 

 

12

Pháp luật đại cương

PLU111

3

 

1,2

§

§

 

 

 

 

 

 

13

Giao dịch thương mại quốc tế

TMA302

3

KTE203

2,3

 

§

§

 

 

 

 

 

1.2

Khối kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp

 

102

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1

Khối kiến thức ngành

 

57

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Khối kiến thức ngôn ngữ

 

6

 

 

 

 

 

 

§

§

 

 

1

Ngữ âm, văn tự tiếng Trung Quốc

TTR316

2

TTR205

5,6

 

 

 

 

§

§

 

 

2

Từ vựng học tiếng Trung Quốc

TTR112

2

TTR112

5,6

 

 

 

 

§

§

 

 

3

Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc

TTR113

2

TTR113

5,6

 

 

 

 

§

§

 

 

 

b. Khối kiến thức văn hoá -
văn học

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đất nước học

TTR116

3

TTR205

5,6

 

 

 

 

§

§

 

 

2

Văn hóa giao tiếp kinh doanh

TTR118

3

TTR205

6,7

 

 

 

 

 

§

§

 

 

c.Khối kiến thức tiếng

 

45

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1

TTR203

3

TTR105

1

§

 

 

 

 

 

 

 

2

Tiếng Trung Quốc tổng hợp 2

TTR204

3

TTR203

2

 

§

 

 

 

 

 

 

3

Tiếng Trung Quốc tổng hợp 3

TTR205

3

TTR204

2

 

§

 

 

 

 

 

 

4

Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4

TTR206

3

TTR205

2

 

§

 

 

 

 

 

 

5

Nghe hiểu I

TTR312

3

TTR207

3

 

 

§

 

 

 

 

 

6

Nghe hiểu II

TTR313

3

TTR312

3

 

 

§

 

 

 

 

 

7

Nghe hiểu III

TTR314

3

TTR313

4

 

 

 

§

 

 

 

 

8

Nói I

TTR307

3

TTR314

3

 

 

§

 

 

 

 

 

9

Nói II

TTR308

3

TTR307

4

 

 

 

§

 

 

 

 

10

Nói III

TTR309

3

TTR308

6,7

 

 

 

 

 

§

§

 

11

Đọc hiểu I

TTR303

3

TTR309

3

 

 

§

 

 

 

 

 

12

Đọc hiểu II

TTR304

3

TTR303

4

 

 

 

§

 

 

 

 

13

Viết I

TTR310

3

TTR304

4

 

 

 

§

 

 

 

 

14

Viết II

TTR311

3

TTR310

6

 

 

 

 

 

§

 

 

1.2.2

Khối kiến thức chuyên ngành tiếng Trung thương mại

 

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 1 – Kinh doanh quốc tế 1

TTR402

3

TTR402

5,6

 

 

 

 

§

§

 

 

2

Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 2 – Kinh doanh quốc tế 2

TTR408

3

TTR408

5,6

 

 

 

 

§

§

 

 

3

Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 3 – Tài chính ngân hàng

TTR411

3

TTR411

 

5,6

 

 

 

 

§

§

 

 

4

Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 4 – Thư tín hợp đồng
thương mại

TTR412

3

TTR412

6,7

 

 

 

 

 

§

§

 

5

Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 5 – Lý thuyết và thực hành dịch 1

TTR409

3

TTR409

6,7

 

 

 

 

 

§

§

 

6

Ngôn ngữ Kinh tế thương mại 6 – Lý thuyết và thực hành dịch 2

TTR410

3

TTR410

6,7

 

 

 

 

 

§

§

 

1.2.3

Kiến thức bổ trợ bắt buộc

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 Logicstic và vận tải quốc tế.

TMA305

3

TMA302

4,5

 

 

 

§

§

 

 

 

2

Thanh toán quốc tế

TCH412

3

TMA305

4,5

 

 

 

§

§

 

 

 

3

Pháp luật kinh doanh quốc tế

PLU410

3

TMA305

TCH412

4,5

 

 

 

§

§

 

 

 

1.2.4

Kiến thức bổ trợ tự chọn (SV 2 trong 5 học phần sau đây)

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Kinh tế lượng

KTE309

3

 

3,4

 

 

§

§

 

 

 

 

2

Tài chính tiền tệ

TCH301

3

KTE203

4,5

 

 

 

§

§

 

 

 

3

Bảo hiểm trong kinh doanh

TMA402

3

TMA305

4,5

 

 

 

§

§

 

 

 

4

Kinh tế quốc tế

KTE308

3

KTE203

3,4

 

 

§

§

 

 

 

 

5

Quan hệ kinh tế quốc tế

KTE306

3

KTE203

4,5

 

 

 

§

§

 

 

 

1.2.5

Thực tập giữa khóa

TTR501

3

 

6

 

 

 

 

 

§

 

 

1.2.6

Học phần tốt nghiệp

TTR511

9

 

8

 

 

 

 

 

 

 

§

 

16. Hướng dẫn thực hiện chương trình

16.1. Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kinh tế được thiết kế theo mô hình đơn ngành và tuân thủ các quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16.2. Chương trình được hoạch định theo hướng học lý thuyết kết hợp với thực hành theo tỷ lệ như sau:

- Các học phần giáo dục đại cương:                    35,0%

- Các học phần cơ sở khối ngành:                      4,3%

- Các học phần cơ sở ngành:                            14,9%

- Các học phần ngành, chuyên ngành:               31,9%

- Các học phần tự chọn:                                   4,3%

- Học phần thực tập giữa kỳ:                            1,6%

- Các học phần thi cuối khoá:                            8,0%

16.3. Điều kiện thực hiện chương trình

- Về giáo viên: giáo viên tham gia giảng dạy phải có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất từ 2 năm, đã qua bồi dưỡng sư phạm và yêu nghề. Ngoài giáo viên cơ hữu, mời cán bộ quản trị, chuyên gia từ các viện nghiên cứu về báo cáo chuyên đề.

- Về cơ sở vật chất: có đủ và đảm bảo tiêu chuẩn về phòng học lý thuyết, thực hành, phòng tin học, ngoại ngữ, thiết bị dụng cụ... Thư viện có đầy đủ sách báo, tạp chí, để giáo viên và sinh viên nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Mặt khác, liên kết với một số cơ sở kinh doanh có uy tín để bố trí giáo viên, sinh viên tham gia thực tập, tham quan, khảo sát.

- Về người học: phải yêu nghề, tích cực thực hiện phương pháp tự nghiên cứu  học tập.

- Khi tổ chức thực hiện chương trình: yêu cầu tôn trọng tính lôgíc giữa các học phần.

- Về phương pháp giảng dạy: chủ yếu áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học sinh là trung tâm. Giờ học thực hành có thể áp dụng các hình thức: thảo luận nhóm, thực hành tại cơ sở thực hành của trường, khảo sát thực tế và viết báo cáo.